dạy nghề sửa chữa mạch điện tử điều hòa, máy giặt, lò vi sóng, bình nóng lạnh tại Ninh BÌnh, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam

 Trung tâm Điện lạnh Mạnh Vinh- 0977 169969
– Hiện nay đội ngũ thợ sửa chữa Điều hoà, Máy giặt khá đông đảo nhưng thợ sửa được phần mạch điều khiển lại rất ít, một phần do các bạn thợ học tại các Trung tâm điện lạnh trước đây không có giáo trình đào tạo phần mạch, trong khi mạch điện tử lại chiếm tỷ lệ hỏng cao nhất của máy, một số trường hợp do không sửa được mạch điện tử nên cả bộ máy tốt nhưng khách hàng phải bán thanh lý.
 Trung tâm dạy nghề sửa chữa tại Ninh Bình, Mạnh Vinh xin kính chào các bậc phụ Huynh và các học sinh thân yêu ! Có rất nhiều học sinh đang tự hỏi nên học nghề ở đâu ? . Các em hãy đến với Trung tâm điện lạnh Mạnh Vinh
Điện lạnh Ninh BÌnh
Điện lạnh Ninh BÌnh

Trước hết, Mạnh Vinh xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của các bậc phụ huynh và các học sinh thân yêu đã dành cho trung tâm đào tạo nghề trong suốt 11 năm qua. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi các quý phụ huynh và học sinh tìm nhầm trung tâm dẫn đến những hậu quả đi theo sau như chúng tôi đã gặp phải. Mạnh VInh

– Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, Trung tâm đào tạo công nghệ cao Bách Khoa đã xây dựng bộ giáo trình sửa chữa mạch điện tử cho các loại máy Điều hoà và Máy giặt thông dụng trên thị trường.

– Cho đến nay Trung tâm là địa chỉ duy nhất có lớp đào tạo chuyên sâu về mạch Điện tử trên Điều hoà -Máy giặt, là Trung tâm duy nhất có thể trang bị cho học viên kiến thức toàn diện để sửa chữa.

Kết quả đạt được sau khi day nghe :

– Học viên có thể sửa chữa tốt mạch Điện tử trên máy Điều hoà – Máy giặt của các loại máy thông dụng trên thị trường.

– Mạch Điện tử là một phần không thể tách rời và ngày càng chiếm vai trò quan trong của máy, đặc biệt là các dòng máy đời mới, nên sửa được mạch điện tử là bạn đã thực sự làm chủ về kỹ thuật sửa chữa Máy điều hoà – Máy giặt.

CHƯƠNG I – LINH KIỆN VÀ MẠCH ĐIỆN TRÊN VỈ ĐIỀU HÒA -MÁY GIẶT (4 buổi)

Các linh kiện thường gặp trong mạch điều khiển điều hoà, máy giặt: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách đo kiểm tra, nhận biết đánh giá chất lượng.

1- Điện trở.

2 – Tụ điện.

3 – Cuộn dây và biến áp.

4 – Đi ốt các loại

5 – Transistor các loại.

6 – IC ổn áp, IC so quang.

7 – IC so quang DC, so quang AC.

8 – Mosfet.

9 – Thyristor.

10 – Triắc.

11 – Photo Triắc.

12 – Rơ le điện từ.

13 – Các loại Sensor nhiệt.

14 – IC khuếch đại đảo UNL2003

15 – IC số TC4069

16 – IC vi xử lý.

17 – IC Reset

18 – Thạch anh dao động.

19 – IC khuếch đại thuật toán OP Amply

CHƯƠNG II – SỬA CHỮA MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU HOÀ. (7 buổi)

I –Mạnh Vinh đào tạo Nguyên lý hoạt động của máy điều hoà 1 chiều, 2 chiều.

1 – Sơ đồ tổng quát của máy điều hòa 1 chiều, 2 chiều

+ Vẽ sơ đồ khối của máy.

+ Chức năng của các bộ phận

2 – Nguyên lý hoạt động chung của máy.

3 – Sự khác nhau giữa điều hòa 1 chiều và điều hòa hai chiều.

II – Sơ đồ khối của mạch điều khiển điều hoà.

1 – Sơ đồ khối tổng quát của mạch điều khiển máy điều hoà (vẽ sơ đồ khối chung)

2 – Chức năng của các bộ phận.

a) Chức năng của khối nguồn.

b) Chức năng của khối điều khiển.

– Bộ phận tiếp nhận thông tin (phím Auto, ĐKTX, mắt nhận, sensor)

– Bộ phận xử lý thông tin (CPU, ROM, RAM)

– Bộ phận thông báo (led, chuông)

c) Chức năng của tầng khuếch đại đảo và công suất.

– Tầng khuếch đại đảo.

– Tầng công suất (Triac, Photo Triac, Rơ le)

III – Nguyên lý hoạt động hoc nghe của các khối.
Kết hợp (Học nguyên lý + Phân tích trên 12 sơ đồ các loại + Dò trên mạch thực tế)

1 – Nguyên lý hoạt động của khối cấp nguồn DC dùng biến áp trực tiếp.

– Sơ đồ nguyên lý.

– Nguyên lý hoạt động của khối nguồn.

– Chức năng của từng linh kiện, hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra.

2 – Nguyên lý hoạt động của khối điều khiển ECU.

– Sơ đồ nguyên lý: (ECU, Thạch anh, IC Reset, Vcc 5V, Phím Auto, Mắt nhận, Chuông, Led)

– Nguyên lý hoạt động của khối điều khiển.

– Điều kiện để EPU hoạt động và ra lệnh.

– Biểu hiện khi ECU không hoạt động.

– Phương pháp kiểm tra các điều kiện cấp cho ECU.

– Chức năng của EEPROM

3 – Phương pháp kiểm tra ĐKTX và mắt nhận.

+ Phương pháp kiểm tra, sửa chữa điều khiển từ xa.

+ Phương pháp kiểm tra và thay thế mắt nhận.

4 – Nguyên lý của mạch điều khiển tốc độ mô tơ dàn lạnh.

a) Mạch điều khiển mô tơ 5 dây, 6 dây.

– Sơ đồ nguyên lý.

– Nguyên lý hoạt động.

– Hư hỏng thường gặp.

b) Mạch điều khiển mô tơ quạt gió dàn lạnh dùng triac, phototriac

– Sơ đồ nguyên lý (từ mạch ACDET, ECU, IC đảo, So quang, Triac, Mô tơ quạt)

– Nguyên lý hoạt động chung của mạch

– Chức năng của IC Hall trong mô tơ.

+ Cấu tạo IC Hall

+ Phương pháp kiểm tra IC Hall

+ Khắc phục cho quạt hỏng IC Hall

c) Các loại mạch AC DET và phương pháp kiểm tra

– Phân tích mạch ACDET trên sơ đồ các loại máy.

– Phương pháp kiểm tra tín hiệu ACDET.

d) Biểu hiện của máy khi hỏng Photo Triac.

– Biểu hiện của máy khi hỏng Photo Triac

– Sơ đồ thay thế linh kiện tương đương cho Photo Triac

5 – Nguyên lý mạch điều khiển máy nén (ECU, IC đảo, Rơ le, Máy nén, Indoor TH)

– Nguyên lý hoạt động chung của mạch.

– Biểu hiện hư hỏng của máy khi hỏng một trong các bộ phận trên.

– Phương pháp kiểm tra hoạt động của máy nén và gas từ trong nhà.

– Mạch bảo vệ máy nén.

+ Mạch bảo vệ máy nén dùng công tắc cơ.

+ Mạch bảo vệ máy nén dùng mạch điện tử.

6 – Hệ thống cảm biến.

– Sơ đồ mạch cảm biến nhiệt.

– Nguyên tắc hoạt động của cảm biến

– Chức năng của cảm biến IndoorTH.

– Biểu hiện của máy khi hỏng cảm biến INDOOR TH

– Chức năng của cảm biến ROM TH

– Biểu hiện khi hỏng cảm biến ROM TH

– Phương pháp kiểm tra các cảm biến.

IV – Phương pháp thay vỉ điều khiển cho máy điều hòa các loại

1 – Phương pháp thay vỉ đa năng của TQ cho các loại điều hòa.

+ Đấu dây cấp điện cho lốc và quạt dàn bên ngoài.

+ Cách đấu điện cho quạt dàn lạnh 3 dây (có Hall phản hồi) vào vỉ máy đa năng

+ Các đấu dây cho cánh vẫy.

+ Cách đấu dây để giữ lại các bộ phận cũ (mắt nhận, led, phím auto)

2 – Phương pháp thay vỉ National, Panasonic cho các loại máy.

+ Cách đấu dây nguồn.

+ Sơ đồ đấu các bộ phận để thử (mắt nhận, phím auto, led, chuông)

+ Cách đấu dây cho lốc, van đảo chiều, quạt dàn bên ngoài.

+ Cách đấu dây cho quạt dàn lạnh và dây phản hồi từ Hall

+ Cách đấu quạt cánh vẫy

+ Thiết lập cho điều khiển từ xa

+ Vận hành và chạy thử


V – Phương pháp sửa chữa nguồn xung trên điều hòa, máy giặt, lò vi sóng, bếp từ.

– Sơ đồ nguyên lý

– Nguyên lý hoạt động của mạch dao động và công suất

– Nguyên lý hoạt động của mạch hồi tiếp so quang

– Nguyên lý hoạt động của các mạch bảo vệ.

– Các bệnh thường gặp của nguồn xung.

– Nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa

VI – Phân tích các hư hỏng thường gặp của mạch điều khiển điều hoà và phương pháp
kiểm tra sửa chữa.

Bệnh 1 – Điều hoà không bật được nguồn trên điều khiển từ xa, vẫn bật được bằng nút auto.

Bệnh 2 – Điều hoà không sử dụng đựơc điều khiển từ xa, bật nút Auto cũng không được.

Bệnh 3 – Quạt của dàn lạnh quay liên tục kể cả khi không bật máy.

Bệnh 4 – Sau khi bật nguồn lên thì máy báo lỗi ngay.

Bệnh 5 – Máy chạy được khoảng 1 đến 2 phút thì dừng và báo lỗi.

Bệnh 6 – Khi bật máy chỉ thấy quạt lạnh quay, không có hơi lạnh tỏa ra, hoặc chỉ chạy được một

lát thì lốc nghỉ, chưa đủ nhiệt độ như thiết lập.

Bệnh 7 – Máy chạy khoảng 10 đến 15 phút thì báo lỗi, máy kém lạnh.

Bệnh 8 – Điều hoà hai chiều không sử dụng được chế độ nóng ở mùa đông.

Bệnh 9 – Cánh vẫy không hoạt động.


CHƯƠNG III – NGUYÊN LÝ VÀ SỬA CHỮA MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY GIẶT


I – Phâ tích nguyên lý hoạt động chung của máy giặt.


1 – Sơ đồ tổng quát của máy giặt.

2 – Các bộ phận của máy giặt, chức năng, nhiệm vụ.

3 – Nguyên lý hoạt động động chung của máy giặt, phân tích sơ đồ khối.

II – Sơ đồ tổng quát của mạch điều khiển máy giặt.

1 – Vẽ sơ đồ khối tổng quát của mạch điều khiển máy giặt

2 – Phân tích chức năng của các khối.

III – Phân tích nguyên lý hoạt động của các mạch trên máy giặt.
Kết hợp (Học nguyên lý + Phân tích trên sơ đồ các loại + Dò trên mạch thực tế)

1 – Nguyên lý hoạt động của khối cấp nguồn DC.

a) Nguồn biến áp và ổn áp tuyến tính.

b) Nguồn ổn áp xung.

2 – Nguyên lý hoạt động của khối điều khiển ECU.

a) Phân tích sơ đồ nguyên lý.

b) Điều kiện để khối hoạt động.

c) Biểu hiện khi khối không hoạt động.

d) Phương pháp kiểm tra các điều kiện cấp cho khối điều khiển hoạt động.

3 – Nguyên lý hoạt động của khối khuếch đại đảo và khối công suất Triac.

a) Vẽ và phân tích sơ đồ

b) Dò mạch và linh kiện trên vỉ máy, phương pháp đo kiểm tra.

4 – Nguyên lý hoạt động của mạch cảm biến nước.

a) Vẽ sơ đồ

b) Nguyên lý hoạt động

c) Biểu hiện khi mạch hư hỏng

d) Phương pháp kiểm tra sửa chữa


IV – Phương pháp cấy bo đa năng và bo LG cho các loại máy

1 – Phương pháp cấy bo đa năng.

2 – Phương pháp cấy bo LG hoặc SAMSUNG


V – Phân tích nguyên lý hoạt động của máy của ngang Electrolux

1 – Sơ đồ nguyên lý.

2 – Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển Mô tơ

3 – Nguyên lý hoạt động của mạch sưởi ấm nước

4 – Nguyên lý hoạt động của van cấp nước, bơm xả nước, cảm biến nước.

5 – Khối nguồn xung trên máy Electrolux

VI – Phân tích các hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.
Bệnh 1 – Máy giặt không bật được nguồn.
Bệnh 2 – Sau khi bật nguồn, máy báo sự cố liên tục, không thiết lập được các chế độ giặt.
Bệnh 3 – Khi bấm nút Start thì máy báo sự cố, không giặt.
Bệnh 4 – Nước vào máy chậm và báo lỗi.
Bệnh 5 – Máy bị tràn nước.
Bệnh 6 – Khi mới cắm điện đã thấy nước chẩy vào máy.
Bệnh 7 – Nước chảy vào máy bao nhiêu lại chảy ra bấy nhiêu, không giữ nước
Bệnh 8 – Khi mới cắm điện đa thấy mâm giặt quay.
Bệnh 9 – Khi giặt máy chỉ quay một chiều.
Bệnh 10 – Máy không vắt được, không xả nước.


CHƯƠNG IV – SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG (3 buổi)


I – Phân tích nguyên lý hoạt động của lò vi sóng.



Vẽ sơ đồ nguyên lý và ghi chú thích.



Nhận biết các bộ phận trên lò vi sóng



Phân tích nguyên lý hoạt động.


II – Phương pháp kiểm tra sửa chữa.



Các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa lò vi sóng.



Đo kiểm tra các linh kiện, các bộ phận.



Phương pháp kiểm tra nguội (kiểm tra không cắm điện)



Phương pháp kiểm tra nóng (cắm điện nhưng vẫn đảm bảo an toàn)


III – Các bệnh thường gặp, phân tích nguyên nhân và phương pháp sửa chữa.



Trong lò vi sóng thấy đánh lửa mỗi khi sử dụng.



Lò vi sóng nóng chậm.



Lò vi sóng không nóng ở chế độ nấu.



Lò vi sóng không nóng ở chế độ nướng.



Lò vi sóng bị nổ cầu chì, thay vào lại nổ tiếp.



Lò vi sóng không vào điện, không đứt cầu chì.
 CHƯƠNG V – SỬA CHỮA BẾP TỪ
 I – Phân tích nguyên lý hoạt động của Bếp từ.

 Sơ đồ khối tổng quát.
 Chức năng của các khối.
 Nhận biết các bộ phận, chi tiết trong bếp từ.
 Sơ đồ chi tiết của bếp từ.
 Phân tích nguyên lý hoạt động.
II – Phương pháp kiểm tra sửa chữa
 Phương pháp đo kiểm tra các linh kiện
 Phương pháp sửa chữa khối nguồn và khối điều khiển
 Hư hỏng thường gặp của tầng công suất, nguyên nhân hư hỏng.
 III – Các bệnh thường gặp, phân tích nguyên nhân và phương pháp sửa chữa.
 Bếp từ không vào điện, kiểm tra không nổ cầu chì, đèn công suất không chập.
 Bếp từ không vào điện, kiểm tra thấy nổ cầu chì và chập công suất.
 Bếp từ không nhận nồi.
 Bếp từ nhiệt bị kém
 Bếp chạy một lúc lại ngắt, máy báo lỗi.
 Máy chết công suất, thay vào chạy một lúc lại chết

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch Vụ Bảo Dưỡng Điều Hòa tại Ninh BÌnh

Nhận dạy nghề sửa chữa điện lạnh tại Ninh Bình

Cảm biến mức nước: